Chuyển đến nội dung chính

Tất cả những gì bạn cần để trở thành một blogger


THẾ GIỚI BLOGGER  

Viết blog dường như là một xu hướng đã có từ bao năm nay, khởi xướng từ xu hướng dùng nền tảng blog Yahoo! 360 nổi lên từ năm 2005 thì cho đến hiện nay đã có rất nhiều blog nổi tiếng lên từ nền tảng đó và cho đến hiện nay họ vẫn phát triển đều đều trên nền tảng blog khác vì Yahoo! 360 đã bị đóng cửa vào tháng 9 năm 2007.

Không phải chỉ những blog đã có tiếng tăm từ thời gian đó mới trở thành những blogger chuyên nghiệp mà ngay từ bây giờ, bạn vẫn có thể trở thành một blogger chuyên nghiệp, sở hữu một blog hoàn toàn khác biệt với nhiều nền tảng blog tốt nhất thế giới hỗ trợ như WordPress, Blogspot, Typepad..v.v..Và nếu như bạn đang loay hoay không biết làm thế nào để bắt đầu trở thành một blogger và cách tạo một blog chuyên nghiệp thì trong bài viết này bạn sẽ tìm thấy tất cả những gì bạn cần.
Đây là những vấn đề bạn sẽ tiếp nhận được qua bài viết " Tất cả những gì bạn cần để trở thành một blogger":
Viết blog là gì?
Chọn chủ đề viết blog
Chọn tên miền
Chọn nền tảng blog
Chọn giao diện phù hợp
Lên kế hoạch viết bài
Tăng lượt truy cập cho blog
Tối ưu hóa tìm kiếm cho blog
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề thứ nhất đó là:

      Viết blog là gì?

Trước khi chúng ta bắt tay vào làm bất cứ điều gì thì hiển nhiên chúng ta cần biết tại sao lại làm việc đó. Viết blog cũng không ngoại lệ, nếu muốn blog phát triển lâu dài và vững chắc thì điều đầu tiên chúng ta cần hiểu là vì sao chúng ta lại viết blog? viết blog mang lại lợi ích gì?. Viết blog có thể là một sở thích, đam mê hay vì một lý do khác nữa đó là viết blog để kiếm tiền. Kiếm tiền từ blog không có gì là xấu và đó hoàn toàn có thể coi là một nghề nghiệp chân chính sử dụng những kỹ năng chuyên biệt. Trước tiên, để có thể tự định hướng được chúng ta viết blog để làm gì thì cần hiểu rõ bản chất cơ bản của việc viết blog.

1. Tác động tầm ảnh hưởng đến người dùng

Nghe tiêu đề thì có vẻ vĩ mô và có phần khó hiểu, nhưng nếu suy ra cho cùng thì đa phần blog hiện nay đều viết theo hướng này. Viết blog có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tâm lý, sự lựa chọn của độc giả. Một số người chọn đọc blog thay vì đọc các bản tin thông thường vì nó có tính chất chuyên sâu hơn, ở đó họ sẽ nhận được những lời phân tích, đánh giá sắc sảo từ chính kinh nghiệm của các blogger. Ví dụ, Thạch đang viết blog về những lợi ích của WordPress và thủ thuật cải thiện khả năng viết blog, từ chính 2 mảng nội dung đó có thể tác động đến độc giả bằng cách để họ biết WordPress là một nền tảng blog rất tốt và có nhiều ưu điểm, và qua những thủ thuật viết blog họ có thể hiểu rằng viết blog không chỉ viết theo cảm nhận mà còn rất nhiều kỹ thuật chuyên nghiệp khác.

Về phương diện kiếm tiền từ hướng viết blog này, thì về lâu dài khi bạn đã tạo lòng tin nhất định vào các độc giả thông qua những bài viết chất lượng. Rất có thể họ sẽ ủng hộ và tin dùng các sản phẩm của bạn nếu bạn triển khai các hình thức bán hàng qua blog.

2. Viết về những điều có thật trong cuộc sống

Ngày nay có vẻ như tìm được một blog viết bài theo hướng thiên về cảm xúc hay nhận xét những sự kiện có liên quan mật thiết với đời sống hằng ngày sẽ có phần khó khăn hơn những năm về trước. Lúc đó rất nhiều người viết blog như một phương thức chia sẻ cảm xúc và giải tỏa những vấn đề có trong họ. Bạn đã từng thấy rất nhiều blog chuyên viết về những kỷ niệm thời thơ ấu, nhật ký cá nhân hay “ném đá, quăng tạ” về vấn đề kinh tế trong nước chẳng hạn, đó là hướng viết về những điều có thật trong cuộc sống.

Suy ra cho cùng, viết blog hiểu theo một nghĩa chân chính đó là bày tỏ cảm xúc, chia sẻ suy nghĩ của bạn về một vấn đề nào đó mà bạn muốn cho mọi người cùng đón nhận.

Cách tạo một blog
Tạo blogger
Tạo mới một Blog
Nếu bạn đã hiểu rõ bản chất của việc viết blog và xác định được rằng vì sao mình lại viết blog thì hãy bắt tay vào khởi tạo ngay một blog cho riêng mình. Quy trình tạo một blog có thể nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự chăm sóc của bạn vào khâu chuẩn bị, có thể là vài ngày, vài giờ hay thậm chí vài phút là cũng có một blog hoàn chỉnh rồi. Nếu như bạn chưa biết nên bắt đầu tạo blog như thế nào cho phù hợp thì hãy tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây của mình.

Chọn chủ đề sẽ viết

Chọn chủ đề viết bài Bước quan trọng thứ hai sau khi chọn một nền tảng blog thích hợp đó là cần phải biết bạn sẽ viết gì vào đó. Có rất nhiều người chọn chủ đề kiểu…”thập cẩm”, tức là trộn nhiều chủ đề đủ mọi lĩnh vực lại với nhau, đó hoàn toàn là một khái niệm sai lầm cho một blog chuyên nghiệp.

Nếu như là blog cá nhân thì bạn có thể áp dụng kiểu trộn chủ đề này và bạn có thể viết bất cứ cái gì bạn muốn, nhưng nếu bạn muốn blog của mình chuyên nghiệp hơn thì tốt nhất nên chọn một chủ đề riêng biệt mà bạn cảm thấy mình có thể viết tốt nhất. Đề tài chính trị, khoa học, công nghệ, thủ thuật, nấu ăn..v..v..đều là những đề tài tốt có thể thu hút nhiều lượt xem.

Đọc thêm: 30 ý tưởng viết bài cho blog

Cách tự chọn chủ đề blog thích hợp

Nếu như bạn vẫn đang bối rối không biết làm sao để tìm được một chủ đề viết thích hợp với mình nhất thì hãy tham khảo một số lời khuyên hữu ích dưới đây.

Tìm chủ đề mà bạn cảm thấy thích

Bạn thích viết về chủ đề gì? Điện ảnh, nấu ăn, công nghệ, chính trị hay khoa học? Hãy liệt kê hết ra giấy để tiến hành chắt lọc nó, đừng lo lắng vì bạn cảm thấy mình thích nhiều chủ đề cùng một lúc, quan trọng ở đây là xác định được bạn thích cái gì mà thôi.

Đam mê và hữu ích cho người khác

Đây là mấu chốt quan trọng nè, bạn cảm thấy thích nhiều chủ đề khác nhau nhưng bạn có đam mê thật sự với bao nhiêu chủ đề? một, hai hay là ba? Mình tin chắc là có ít nhất 1 chủ đề mà bạn có niềm đam mê mãnh liệt nhất. Nhưng đam mê vẫn chưa đủ, bạn còn phải xem chủ đề đó mang lại lợi ích gì cho mọi người hay không, nếu như chủ đề của bạn không mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc thì tất nhiên sẽ chẳng có ai tìm tới bạn thông qua các máy tìm kiếm cả, và đã là blog thì không phải chỉ có một mình bạn “tự sướng”.

Đã có khá nhiều người chọn chủ đề chỉ mang tính thời vụ, theo phong trào mà không có một niềm đam mê mãnh liệt nhận thất bại cay đắng. Trong những ngày đầu mới triển khai, họ viết bài rất tốt nhưng theo thời gian, chất lượng các bài viết giảm dần vì họ không tìm ra các ý tưởng đột phá nào cho chủ đề đó, một trong các lý do quan trọng dẫn tới thất bại này là không có một niềm đam mê để theo đuổi chủ đề đó.

Phổ biến và phù hợp với xu hướng thời đại

Bạn biết chắc chắn chủ đề bạn định chọn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mọi người và bạn cũng có đam mê với nó, nhưng làm sao mà có thể phát triển được nếu như chủ đề đó ít người biết tới hoặc không còn phù hợp với xu hướng hiện nay? Bản thân Thạch cũng muốn viết rất nhiều thứ không chỉ tâp trung vào WordPress và thủ thuật viết blog, tuy nhiên những sở thích kia không phù hợp với xu hướng hiện nay và ít người tìm kiếm nó trên Google nên đã chọn ra 2 chủ đề này làm nền tảng nội dung chính cho blog. Nhưng như thế không có nghĩa là mình chịu thua kém các blog khác, tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng mình cũng cố gắng tạo thêm một vài điểm khác biệt riêng cho blog mình thông qua các dịch vụ hỗ trợ WordPress, cập nhật danh sách plugin mỗi tuần..v.v..

Có tiềm năng lâu dài

Chủ đề hiện tại của bạn có thể “hot” trong bao lâu? Đó là nguyên nhân vì sao mà mình được chứng kiến nhiều sự ra đi đáng tiếc cho một số blog đình đám trước đây. Chủ đề của họ chỉ được nhiều người quan tâm trong một thời gian nhất định và theo thời gian, xu hướng đó cũng giảm dần và dần dà chẳng còn ai có hứng thú với nó nữa. Nếu như bạn thật sự muốn blog mình phát triển bền vững và lâu dài thì nên xem xét chủ đề bạn đang chuẩn bị viết có tiềm năng trong thời gian dài hay không, một tầm nhìn xa luôn luôn cần thiết trong giai đoạn này.

Chọn nền tảng blog phù hợp


Hiện nay có rất nhiều nền tảng blog hỗ trợ bạn tạo một blog cho riêng mình chỉ trong chớp mắt mà không mất một khoản chi phí nào. Trước khi liệt kê những nền tảng thông dụng và phổ biến trên thế giới thì mình sẽ giới thiệu đến các bạn một nền tảng blog tốt nhất hiện nay và cũng thông dụng nhất trên thế giới đó là WordPress, nền tảng blog này được chia ra làm 2 loại:

WordPress.com

Đây là nền tảng blog thông dụng cho những người không chuyên. Giống với các dịch vụ tạo blog miễn phí khác, nó sẽ cung cấp cho bạn một blog nằm trên máy chủ chung của WordPress với đầy đủ các tính năng mà một blog bình thường nên có. Gói sử dụng mặc định của nó là miễn phí nhưng nếu bạn muốn thêm tên miền riêng cho blog, hay sử dụng các tính năng nâng cao khác để nới rộng quyền quản lý thì bạn cần chi trả một số khoản phí trong một năm sử dụng.


WordPress.org

Hay còn gọi là WordPress Self-Hosted, ở đây bạn có thể tải bản cài đặt riêng và tự cài đặt blog cho mình trên hosting linux và sử dụng một tên miền riêng. Hơn nữa, do bạn tự quản lý và tinh chỉnh nó nên bạn sẽ có tất cả các quyền quản lý chứ không bị giới hạn như ở wordpress.com, bạn có thể tự thiết kế themes, cài plugin hay tự tùy chỉnh nó thành dạng website nào mà bạn thích, kể cả một trang bán hàng trực tuyến.

Cách sử dụng nó cũng khá đơn giản, nếu bạn là người mới bắt đầu cần biết cách cài một website WordPress thì xem Hướng dẫn cài đặt & thiết lập WordPress. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nó thì nên đọc serie Học WordPress cơ bản.

Theo lời khuyên của mình thì nếu bạn đã quyết tâm làm một blog lâu dài, chuyên nghiệp thì nên đầu tư một chút chi phí để sử dụng WordPress Self-Hosted. Đừng lo lắng vì bạn không có khả năng tự cài đặt và hoàn thiện nó, Thạch Phạm Blog sẽ giúp bạn có được một blog WordPress chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí bằng dịch vụ hỗ trợ cài đặt và hoàn thiện blog của mình.

Chọn tên miền cho blog


Tên miền là gì? Là một địa chỉ mà người dùng để truy cập vào blog của bạn (thachpham.com chẳng hạn). Các dịch vụ tạo blog miễn phí đều hỗ trợ tên miền con dựa trên tên miền chính của nhà cung cấp dịch vụ (abc.blogspot.com). Nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là dài và khó nhớ, người dùng không chỉ nhớ địa chỉ blog của bạn mà còn phải nhớ luôn địa chỉ tên miền của nhà cung cấp, và điều này hoàn toàn làm mất đi tính chuyên nghiệp của blog. Nếu bạn có thể thì hãy chịu khó chi ra khoảng 200.000 VNĐ mỗi năm để sử dụng một tên miền riêng theo phong cách của bạn.

Tham khảo: Tên miền là gì và cách mua tên miền tại Godaddy

Một số mẹo chọn tên miền cho blog

Không đụng hàng

Một tên miền được chú ý đến nhiều nhờ sự độc đáo của nó. Mình không khuyến khích bạn sử dụng các tên miền bao gồm các từ khóa có trong chủ đề mà bạn viết trên blog, ví dụ như: thuthuatblog, meonauan, camnangdulich..v..v..Có thể điều đó giúp bạn có thứ hạng tốt trên các máy tìm kiếm nhưng hoàn toàn không có sự chuyên nghiệp cho thương hiệu của blog bạn. Thay vì chọn các tên miền bình thường và phổ biến như thế thì mình có thể chọn một cụm từ độc đáo hơn chẳng hạn như yeudulich, azblog, eblogviet..v.v..

Dễ nhớ – dễ viết

Bạn nghĩ sao khi bạn muốn truy cập một blog tiếng Việt về chủ đề chính trị có địa chỉ là vietpolitics.com? Nếu bạn rành tiếng Anh thì nó không thành vấn đề gì, nhưng mình e là sẽ khá khó khăn với những người không rành ngoại ngữ cho lắm. Bởi vậy một yếu tố thật sự cần thiết khi chọn tên miền đó là phải dễ nhớ, dễ viết. Tốt nhất là không nên sử dụng những từ vựng ngoại ngữ phức tạp vào tên miền.

Dễ phát âm

Bạn đi ra ngoài, tham gia các buổi tiệc và ai đó hỏi địa chỉ blog của bạn và bạn phát âm tên miền của bạn với từ khóa “vitkik.net”. Bạn phát âm kiểu gì đây? Lúc đó cho dù bạn phát âm được đi nữa thì người nghe cũng sẽ rất khó hiểu và tưởng nhầm tên miền của bạn là vitkix hay vitkit, còn nếu bạn chọn phương án đánh vần để chắc ăn thì e là người nghe sẽ càng khó nhớ hơn gấp bội phần. Một tên miền dể đọc cho người khác hiểu sẽ rất có lợi cho việc quảng bá truyền miệng, không chỉ dễ phát âm với bạn mà bạn phải chắc chắn rằng ai cũng có thể phát âm được tên miền đó để họ có thể dễ dàng giới thiệu cho người khác.

Tên miền không quá dài

Đừng bao giờ chọn một tên miền dài như Vạn Lý Trường Thành giống như ljqpwjronjsngjkwbgwnwjnjwe.com (.net, .org) bởi tất nhiên nó sẽ rất khó nhớ và trông địa chỉ blog của bạn có vẻ hơi hỗn độn.

Chọn giao diện phù hợp

Một trong những “bộ mặt” quan trọng nhất trên blog đó là giao diện. Giao diện ảnh hưởng đến rất nhiều đến tâm lý của độc giả, nó có thể tác động tới quyết định của họ xem nên ở lại hay nhanh chóng thoát ra khỏi blog này. Hoặc như nếu blog bạn sử dụng một giao diện sáng sủa, dễ nhìn thì sẽ giúp họ có thêm hứng thú khi đọc các bài viết.

Nếu như bạn muốn có một blog chuyên nghiệp thì trước hết giao diện của bạn phải thật sự phù hợp với nội dung. Một blog về chủ đề tình yêu, lãng mạng thì sẽ không thích hợp để sử dụng các giao diện mạnh mẽ mang hơi hướm của các blog công nghệ được. Thông thường các nền tảng blog phổ biến hiện nay đều hỗ trợ sẵn đủ kiểu giao diện cho bạn tha hồ lựa chọn. Hoặc nếu bạn đang muốn tìm các giao diện dành cho WordPress thì ngay trên blog mình cũng đã có một khu vực chuyên giới thiệu các theme đẹp dành cho WordPress, bạn có thể tải về hoàn toàn miễn phí và an tâm sử dụng.

Lên kế hoạch viết bài


Bây giờ bạn đã có một blog hoàn chỉnh rồi và có thể lên kế hoạch phát triển nội dung có trên blog. Có một điều khó khăn mà chúng ta hay gặp phải đó là không biết viết bài đầu tiên như thế nào để có một sự khởi đầu tốt, bản thân mình cũng không có nhiều sự lựa chọn trong giai đoạn này nhưng theo quan sát và kinh nghiệm của mình thì đừng bao giờ đi thẳng vào nội dung chính ở bài viết đầu tiên. Hãy viết một bài giới thiệu thật kỹ lưỡng, bao gồm một vài dòng giới thiệu bản thân, nội dung chính của blog và nói khái quát về quá trình phát triển trong tương lai. Một điều khá buồn cười đó là mình đã từng bắt đầu bài viết đầu tiên trên Thach Pham Blog khá tệ, bạn có thể xem nó tại đây.  :look_down:

Ngoài ra, mình đã có một số bài viết nói về kỹ năng viết bài, bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có thể tự lên kế hoạch viết bài cho blog mình một cách hoàn hảo và phù hợp nhất.

8 việc nên làm sau khi viết blog

Cải thiện kỹ năng viết blog
Viết blog để tối ưu hóa tìm kiếm
Đăng bài liên tục – Nên hay không?
Tìm kiếm ý tưởng viết bài
4 kiểu bài viết dễ thu hút người đọc
Ứng dụng sơ đồ tư duy để viết blog
Thêm một lời khuyên nữa đó là nếu bạn xác định sẽ viết về một chủ đề chuyên biệt thì hãy dành thật nhiều thời gian để xây dựng một số bài viết thật sự có chất lượng để làm nền tảng cho các bài viết về sau, đó cũng là một cách để tạo ấn tượng với các khách truy cập khi họ lần đầu ghé vào blog.

Tăng lượt truy cập cho blog

Hehe, đây là vấn đề quan trọng nhất để quyết định xem blog bạn có thành công hay không. Nếu blog bạn có nhiều lượt truy cập, bạn sẽ có nhiều động lực và hứng thú hơn để duy trì blog, và ngược lại, blog bạn có thể nhận thất bại nếu như sau một thời gian dài mà vẫn chỉ có vỏn vẹn một ít lượt truy cập không đáng kể. Quy trình SEO mà mình đã nhắc đến ở trên có thể mang lại rất nhiều lượt truy cập cho bạn nhưng thêm vào đó, bạn nên áp dụng một số việc làm nữa để có thể mang lại một lượng truy cập dồi dào trong thời gian sớm nhất.

1. Sử dụng mạng xã hội để quảng bá Blog

Ai cũng biết mạng xã hội bây giờ đã quá trở nên phổ biến rồi, nếu bạn muốn tăng lượng truy cập cho blog mà bỏ qua “miếng bánh béo bở” này thì thật là thiếu sót. Hãy sử dụng các hình thức quảng bá blog thông qua mạng xã hội như tạo fanpage, chia sẻ bài viết lên trang cá nhân, gửi tin nhắn..v.v..

2. Trao đổi quảng cáo
Đây là một hình thức phổ biến nhất được các Webmaster áp dụng vào chiến dịch quảng bá website mà không tốn chi phí. Hình thức này là bạn sẽ gắn một liên kết hay một logo của blog đối tác và họ cũng sẽ đặt lại cho bạn tương tự. Với cách này, không chỉ giúp bạn có những backlink có chất lượng mà có thể bạn sẽ nhận được một lượng truy cập kha khá nếu như vị trí đặt liên kết tốt hay logo của bạn bắt mắt.

Nếu như bạn có một blog có cùng lĩnh vực với mình thì cũng có thể cùng nhau trao đổi textlink để kiếm thêm lượt truy cập.

3. Bình luận trên blog khác

Quy trình này mình đã nhắc đi nhắc lại khá nhiều lần ở một số bài viết, nhưng để hoàn chỉnh bài viết hơn thì mình cũng nên đề cập qua một chút. Đa số các nền tảng blog hiện nay đều cho phép bạn chèn liên kết vào tên hiển thị khi đăng bình luận, hiển nhiên nếu bạn có một blog riêng thì sẽ điền liên kết dẫn tới blog của mình vào phần đó. Khi bạn đăng những bình luận có chất lượng, một số blogger khác sẽ để ý đến bạn và họ sẽ nhấp vào liên kết để xem thử blog của bạn như thế nào với mong muốn tìm kiếm được các bài viết chất lượng như bình luân bạn đã đăng.

Mặt khác, một trong những lý do mà chúng ta nên thường xuyên bình luận trên blog khác đó là xây dựng nguồn backlink dồi dào để cải thiện thứ hạng trên các máy tìm kiếm. Nhưng nhớ đừng lạm dụng thái quá dẫn đến đăng các bình luận vô nghĩa như kiểu “Bài viết hay lắm, cảm ơn bạn”, “Chúc bác đông khách”…v.v…Mình đã gặp một vài trường hợp ngay trên blog mình rồi đấy.  

Tối ưu hóa tìm kiếm cho blog

Sau khi đã hoàn tất khâu tạo blog và chọn giao diện thì việc quan trọng tiếp theo mà bạn cần phải biết và làm nữa đó là tối ưu hóa tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO) cơ bản dành cho blog. SEO giúp bạn đạt thứ hạng cao trên các máy tìm kiếm, nhận được rất nhiều lượt truy cập vào blog mà không tốn chi phí quảng cáo hay các phương thức quảng bá thông thường.


Một quy trình SEO hoàn chỉnh sẽ khá phức tạp và yêu cầu bạn phải có những kiến thức nhất định về SEO và hiểu cơ chế thu thập dữ liệu của các máy tìm kiếm. Nhưng nếu bạn là một người không chuyên SEO thì cũng có thể làm vài bước cơ bản để cải thiện thứ hạng cho blog trên các máy tìm kiếm.

Nên đọc: Hướng dẫn chi tiết SEO cơ bản cho blog

Bạn đã sẵn sàng chưa?


Đọc đến đây thì mình tin rằng bạn đã hình dung ra được một quy trình để trở thành một blogger nghiệp dư là như thế nào rồi. Bạn đang bắt đầu có hứng thú ư? Còn e ngại gì nữa mà không bắt đầu ngay khởi tạo một blog dựa trên các nền tảng mà mình đã giới thiệu ở trên.
Theo: Blogger Thạch Phạm

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tạo liên kết Click gọi từ số điện thoại trên website dành cho Smartphone

Tạo liên kết Click gọi từ số điện thoại trên website dành cho Smartphone: Lượng người truy cập website từ điện thoại đang ngày càng tăng nhanh. Rất nhiều doanh nghiệp đưa số điện thoại của họ lên trang web của họ, tuy nhiên phần lớn đều ở dạng text, không thể click trực tiếp vào số điện thoại đó để gọi ngay được. Yêu cầu đặt ra là làm sao để khách hàng có thể click vào số điện thoại trên website để gọi ngay được mà không cần phải bấm lại từng số (lưu ý là truy cập web từ các smartphone chứ không phải điện thoại cục gạch :D ). Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn làm điều này.  Nếu một số điện thoại được viết ở định dạng có thể nhận dạng, thì phần lớn smartphone hiện nay có thể tự động nhận ra số điện thoại và chuyển nó về dạng liên kết gọi . Tuy nhiên bạn cũng có thể thay thế số điện thoại bởi anchor text, hoặc hình ảnh.  Định dạng để viết một số điện thoại là:   <Country Code> <(Area Code)> <Local Number> Các bạn chèn vào phần head hoặc phần menu li

XE BUÝT 93, XE NHÀ NƯỚC TRỢ CẤP NHƯNG SINH VIÊN NHỤC NHÃ NHƯ THẾ SAO?

Xem thêm tin:  Dừng tuyến xe bus 50 thì anh em Bách Khoa đi học kiểu gì? Anh chị em làm báo nào ghé đá lên báo phát ạ, em đội ơn nhiều ạ, XE NHÀ NƯỚC TRỢ CẤP NHƯNG SINH VIÊN NHỤC NHÃ NHƯ THẾ SAO Trưa nay, tầm khoảng 11h , mình với 1 bạn nữ sv cùng trường UEL (năm 1 hay năm 2, học Kế toán dây đeo màu xanh lá cây) bắt buýt 93 trước cổng trường. Trạm buýt ko có mái che nên sv thường đứng trú nắng ở gần cái cột điện. Biết điều kiện như vậy nên xe buýt (ở đây là tài xế, nhân viên) rất thông cảm và thường ko dừng ngay trạm buýt mà nhích lên chỗ cột điện để sv tiện bắt xe. Tuy mình ít đi buýt rất cảm ơn tấm lòng của các chú đã cảm thông và nhiệt tình với sinh viên vì mình biết nếu CSGT mà phát hiện thì nhà xe sẽ bị phạt vì dừng ko đúng chỗ. Mình cũng đi khá nhiều xe đi ngang qua trường( xe 33, 53, 104,...) nhưng có lẽ xe buýt 93 rất đặc biệt. Tài xế cực kỳ khó chịu và có người nói thẳng luôn là tụi tao có cần khách đâu mà đón khách. Mình ko biết là họ được trả lương cao và hợp đồng với c

Hướng dẫn chèn banner quảng cáo trên blogger mới nhất

Hướng dẫn cách chèn banner quảng cáo chạy dọc 2 bên cột website trên blogger mới nhất 2015 Code tạo banner quảng cáo banner chạy dọc 2 bên web - Blogspot.Hướng dẫn tạo quảng cáo trượt 2 bên trang web.Code tạo banner quảng cáo banner chạy dọc 2 bên website.Javasrcipt quảng cáo chạy 2 bên trang web.Code tạo banner quảng cáo banner chạy dọc 2 bên web - Blogspot khi kéo chuột xuống thì nó chạy theo Cách 1: Bạn thêm 1 đoạn code vào trước thẻ </body> nếu muốn chèn quảng cáo cho toàn trang: <div class =" float-ck " style =" right: 0px " > <div id =" hide_float_right "> <a href =" javascript:hide_float_right() "> Tắt Quảng Cáo [X] </a> </div> <div id =" float_content_right "> <!-- Start quang cao--> <a target =" _blank " href =" L ink liên kết tới" > <img src ="Link hình ảnh quảng cáo" width =" 300 " height =" 250 " /> &