Tiện thể làm luôn bài này, để mọi người nếu "lỡ không may" bị cảnh sát giao thông "vịn" lại thì biết cách ứng xử phù hợp.
Vào dịp cuối năm, ai cũng khẩn trương với công việc thì cũng là lúc lực lượng CSGT quản lí sát sao hơn. Bạn hãy chắc chắn là mình nắm rõ luật, giấy tờ đầy đủ và chiếc mũ bảo hiểm loại “xịn” thì mới ung dung xuống đường nhé.
Nếu khi tham gia giao thông và bị CSGT yêu cầu dừng phương tiện, hãy bình tĩnh thực hiện các bước sau để tránh mất tiền không đáng có theo đúng quy định của pháp luật:
Bước 1. Dừng xe đúng luật và thật sự bình tĩnh là thứ bạn chuẩn bị đầu tiên.
Bước 2. Ngồi nguyên tại vị trí lái, hạ kính xuống (đôi với xe ô tô) và chờ CSGT đến. Quan sát kỹ xem CSGT đó là thật hay giả? Có biển tên hoặc thẻ xanh không vì chỉ CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền thực hiện điều lệnh dừng phương tiện đang lưu thông – theo Thông tư số 45/2012/TT-BCA, còn CSGT không có thẻ hoặc CSGT khác chỉ được làm công việc hỗ trợ. Đây là điều bạn nên chủ động để đảm bảo quyền lợi của mình.
Nếu phát hiện CSGT không có biển tên thì dứt khoát không làm việc vì đây có thể là CSGT giả hoặc CSGT không đủ điều kiện đi làm việc; nếu CSGT có biển tên nhưng không có thẻ xanh thì đây là CSGT không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông.
Quan sát khu vực xung quanh, nếu thấy chỉ có một CSGT thì bạn nên dẫn nội dung của thông tư số 65/2012/TT-BCA quy định tổ CSGT tối thiểu 2 người mới được quyền dừng phương tiện. Nếu bạn gặp hai trường hợp trên thì dứt khoát không xuống xe mà hãy gọi cho CS 113 để phản ánh.
Nếu phát hiện CSGT giả, đề phòng bị cướp, hãy hô lớn kêu cứu để tìm sự trợ giúp của những người xung quanh hoặc chuẩn bị phương án phòng vệ hợp lý.
Bước 3. Chào hỏi:
Sau khi đã thực hiện xong bước 2, xác định CSGT đó đủ điều kiện và được CSGT mời xuống làm việc. Vẫn bật đèn dừng khẩn cấp, tháo dây an toàn (với ô tô), khóa cổ xe, rút chìa khóa đút túi (đề phòng bị cướp), chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết (vẫn để nguyên trong túi – cũng đề phòng trường hợp bị cướp) sau đó bước ra khỏi xe.
Bạn hãy chờ CSGT chào theo đúng điều lệnh, rồi chào lại CSGT. Lời chào đầu tiên chúng ta hãy chào rõ cấp bậc, họ tên đầy đủ của CSGT đó, VD như “chào Trung sỹ Nguyễn Văn A”, “chào Đại úy Nguyễn Văn B”, “chào Trung tá Nguyễn Văn C”… Điều này thể hiện hiểu biết của chúng ta và đặc biệt tạo ra sự tự tin của bản thân. Chỉ khi đối mặt với một người có hiểu biết, phong thái đĩnh đạc thì mới tạo nên sự tôn trọng người đối diện, và bản thân cũng tránh rơi vào thế bị động. Trong quá trình tranh luận với CSGT, chúng ta chú ý dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp, bình tĩnh, dõng dạc, tránh ấp úng, khép nép.
VD: với CSGT kém tuổi hơn dùng tôi – chú, anh/ chị – chú, anh/ chị – em hoặc tôi – anh…; với CSGT tầm ngang tuổi hoặc hơn tuổi dùng tôi – anh; với CSGT nhiều tuổi, vui vẻ, tình cảm thì dùng em – anh, cháu – chú….
Nếu CSGT chưa chào đúng điều lệnh, hãy yêu cầu CSGT chào lại cho đúng.
Hãy nhớ rằng luôn ghi âm, ghi hình đầy đủ để làm bằng chứng tố cáo, khiếu nại khi CSGT làm sai hoặc làm bằng chứng bảo vệ mình khi bị CSGT vu khống. Nếu phát hiện CSGT có mùi bia, rượu thì kiên quyết không làm việc.
Bước 4. Làm việc:
Khi CSGT yêu cầu xuất trình giấy tờ thì hãy chú ý xem CSGT đã thực hiện đúng tác phong, điều lệnh và quy trình về kiểm soát hay chưa? Bao gồm thông báo lỗi hay thông báo lý do dừng xe (điều này thực hiện theo TT 65) rồi mới tiến hành kiểm soát.
Dứt khoát không đưa giấy tờ cho CSGT nếu CSGT không thông báo lỗi, chứng minh chúng ta vi phạm (theo Điều 14, TT 65 quy định về điều kiện làm việc của CSGT)
Nếu CSGT yêu cầu kiểm tra hành chính thì hãy yêu cầu CSGT xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra.
Nếu lỗi đưa ra rằng ban chạy quá tốc độ tối đa cho phép thì cần yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh ở máy kiểm tra tốc độ. Khi xem hình ảnh chú ý quan sát máy kiểm tra tốc độ còn tem kiểm định có hiệu lực hay không? Hình ảnh đó có chứng minh được xe của mình chạy quá tốc độ trong đoạn đường quy định đó hay không?
Các lỗi khác như đè vạch, vượt phải, vượt tại đoạn đường con, vượt đèn đỏ, xi-nhan… nếu thực sự không vi phạm thì kiên quyết bảo vệ quan điểm đúng của mình.
Hãy đọc kĩ và thực hiện đúng từng bước để chống tiêu cực trong văn hóa giao thông !
4 bước để bạn không bị phạt oan khi tham gia giao thông
Vào dịp cuối năm, ai cũng khẩn trương với công việc thì cũng là lúc lực lượng CSGT quản lí sát sao hơn. Bạn hãy chắc chắn là mình nắm rõ luật, giấy tờ đầy đủ và chiếc mũ bảo hiểm loại “xịn” thì mới ung dung xuống đường nhé.
Nếu khi tham gia giao thông và bị CSGT yêu cầu dừng phương tiện, hãy bình tĩnh thực hiện các bước sau để tránh mất tiền không đáng có theo đúng quy định của pháp luật:
Bước 1. Dừng xe đúng luật và thật sự bình tĩnh là thứ bạn chuẩn bị đầu tiên.
Bước 2. Ngồi nguyên tại vị trí lái, hạ kính xuống (đôi với xe ô tô) và chờ CSGT đến. Quan sát kỹ xem CSGT đó là thật hay giả? Có biển tên hoặc thẻ xanh không vì chỉ CSGT đeo thẻ xanh mới được quyền thực hiện điều lệnh dừng phương tiện đang lưu thông – theo Thông tư số 45/2012/TT-BCA, còn CSGT không có thẻ hoặc CSGT khác chỉ được làm công việc hỗ trợ. Đây là điều bạn nên chủ động để đảm bảo quyền lợi của mình.
Nếu phát hiện CSGT không có biển tên thì dứt khoát không làm việc vì đây có thể là CSGT giả hoặc CSGT không đủ điều kiện đi làm việc; nếu CSGT có biển tên nhưng không có thẻ xanh thì đây là CSGT không đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông.
Quan sát khu vực xung quanh, nếu thấy chỉ có một CSGT thì bạn nên dẫn nội dung của thông tư số 65/2012/TT-BCA quy định tổ CSGT tối thiểu 2 người mới được quyền dừng phương tiện. Nếu bạn gặp hai trường hợp trên thì dứt khoát không xuống xe mà hãy gọi cho CS 113 để phản ánh.
Nếu phát hiện CSGT giả, đề phòng bị cướp, hãy hô lớn kêu cứu để tìm sự trợ giúp của những người xung quanh hoặc chuẩn bị phương án phòng vệ hợp lý.
Bước 3. Chào hỏi:
Sau khi đã thực hiện xong bước 2, xác định CSGT đó đủ điều kiện và được CSGT mời xuống làm việc. Vẫn bật đèn dừng khẩn cấp, tháo dây an toàn (với ô tô), khóa cổ xe, rút chìa khóa đút túi (đề phòng bị cướp), chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết (vẫn để nguyên trong túi – cũng đề phòng trường hợp bị cướp) sau đó bước ra khỏi xe.
Bạn hãy chờ CSGT chào theo đúng điều lệnh, rồi chào lại CSGT. Lời chào đầu tiên chúng ta hãy chào rõ cấp bậc, họ tên đầy đủ của CSGT đó, VD như “chào Trung sỹ Nguyễn Văn A”, “chào Đại úy Nguyễn Văn B”, “chào Trung tá Nguyễn Văn C”… Điều này thể hiện hiểu biết của chúng ta và đặc biệt tạo ra sự tự tin của bản thân. Chỉ khi đối mặt với một người có hiểu biết, phong thái đĩnh đạc thì mới tạo nên sự tôn trọng người đối diện, và bản thân cũng tránh rơi vào thế bị động. Trong quá trình tranh luận với CSGT, chúng ta chú ý dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp, bình tĩnh, dõng dạc, tránh ấp úng, khép nép.
VD: với CSGT kém tuổi hơn dùng tôi – chú, anh/ chị – chú, anh/ chị – em hoặc tôi – anh…; với CSGT tầm ngang tuổi hoặc hơn tuổi dùng tôi – anh; với CSGT nhiều tuổi, vui vẻ, tình cảm thì dùng em – anh, cháu – chú….
Nếu CSGT chưa chào đúng điều lệnh, hãy yêu cầu CSGT chào lại cho đúng.
Hãy nhớ rằng luôn ghi âm, ghi hình đầy đủ để làm bằng chứng tố cáo, khiếu nại khi CSGT làm sai hoặc làm bằng chứng bảo vệ mình khi bị CSGT vu khống. Nếu phát hiện CSGT có mùi bia, rượu thì kiên quyết không làm việc.
Bước 4. Làm việc:
Khi CSGT yêu cầu xuất trình giấy tờ thì hãy chú ý xem CSGT đã thực hiện đúng tác phong, điều lệnh và quy trình về kiểm soát hay chưa? Bao gồm thông báo lỗi hay thông báo lý do dừng xe (điều này thực hiện theo TT 65) rồi mới tiến hành kiểm soát.
Dứt khoát không đưa giấy tờ cho CSGT nếu CSGT không thông báo lỗi, chứng minh chúng ta vi phạm (theo Điều 14, TT 65 quy định về điều kiện làm việc của CSGT)
Nếu CSGT yêu cầu kiểm tra hành chính thì hãy yêu cầu CSGT xuất trình các loại giấy tờ của Thủ trưởng CA cấp huyện trở lên. Sau khi kiểm tra đúng ta mới xuất trình giấy tờ cho CSGT kiểm tra.
Nếu lỗi đưa ra rằng ban chạy quá tốc độ tối đa cho phép thì cần yêu cầu CSGT cho xem hình ảnh ở máy kiểm tra tốc độ. Khi xem hình ảnh chú ý quan sát máy kiểm tra tốc độ còn tem kiểm định có hiệu lực hay không? Hình ảnh đó có chứng minh được xe của mình chạy quá tốc độ trong đoạn đường quy định đó hay không?
Các lỗi khác như đè vạch, vượt phải, vượt tại đoạn đường con, vượt đèn đỏ, xi-nhan… nếu thực sự không vi phạm thì kiên quyết bảo vệ quan điểm đúng của mình.
Hãy đọc kĩ và thực hiện đúng từng bước để chống tiêu cực trong văn hóa giao thông !
Tôi sưu tầm từ trang nhanhtri
Nguồn: http://www.webtretho.com/forum/f73/4-buoc-de-ban-khong-bi-phat-oan-khi-tham-gia-giao-thong-1996483/
Nhận xét
Đăng nhận xét