7 Thay Đổi RẤT CẦN THIẾT Giúp BẠN Bán Hàng Online Thành Công Trong Năm 2014
Năm mới Giáp Ngọ 2014 đã tới, một năm hứa hẹn nhiều cơ hội cũng như thử thách đối với các mô hình thương mại điện tử tại Việt Nam. Để giúp bạn tự tin hơn khi kinh doanh online, Zopim xin chia sẻ cùng bạn 7 điểm nếu có điều kiện thay đổi thì bạn nên thay đổi trong năm mới 2014 này để công việc kinh doanh của bạn gặt hái nhiều thành công hơn
Như bạn biết đấy, mỗi chúng ta đều có vô vàn các mục tiêu, mong ước và dự định cần làm cho một năm mới. Nếu không khéo léo, đôi khi chúng ta sẽ bị “chết chìm” trong các kế hoạch cá nhân, nào là giảm cân, đi du lịch, phát triển các mối hệ xã hội, mua nhà, sắm xe, học nấu ăn, tham gia 1 khóa học, bỏ thuốc lá, v.v…. Bỗng chốc, tất cả những dự định cá nhân đó đã “đè bẹp” và choán hết mong muốn cải thiện hoạt động kinh doanh trực tuyến của bạn.
Hoặc giả sử bạn vừa trải qua 1 năm 2013 kinh doanh bết bát (giả sử thôi nhé!), mong ước lớn nhất của bạn giờ đây là tìm ra những cách nhằm cải thiện công việc kinh doanh. Bạn đang vò đầu bứt tai tìm cách để có thể bán được hàng trên website của mình?
Bạn có bị rơi vào tình trạng đó không?
Nếu câu trả lời là có, tôi muốn bạn hãy dừng lại ít phút và cùng tôi nhìn lại những việc nên tập trung giải quyết để có thể giúp bạn cải thiện được hoạt động kinh doanh online.
1. Làm mới hình ảnh sản phẩm
Rất nhiều bài viết trên Blog mà chúng tôi gửi tới bạn đều nhấn mạnh yếu tố hình ảnh sản phẩm quan trọng đến nhường nào tới việc ra quyết định mua hàng của khách hàng. Chính vì vậy, bạn đừng quên đầu tư cho khâu tối quan trọng này.Có thể bạn đã đầu tư một bộ ảnh hoành tráng mô tả sản phẩm và dự định dùng hết năm này qua năm khác. Tuy nhiên lời khuyên chân thành của tôi là bạn nên tìm cách làm mới hình ảnh sản phẩm.
Có nhiều cách để làm mới hình ảnh sản phẩm: thay đổi góc chụp hình, thay đổi kích cỡ của ảnh, thay đổi ánh sáng, đặt sản phẩm trong các phông nền hoặc khung cảnh khác nhau, thay đổi màu sắc của sản phẩm, chụp ảnh sản phẩm trong quá trình tiêu dùng hoặc sử dụng, tạo 1 series ảnh sản phẩm, v.v… Nói tóm lại là có rất nhiều cách khác nhau, vấn đề là bạn cần tập trung suy nghĩ và sáng tạo theo cách riêng của mình.
Một website chỉ chuyên bán bút chì, nhưng họ rất tập trung vào việc làm mới hình ảnh sản phẩm tới từng chi tiết tỉ mỉ nhất.
Nhiều người không tin vào hiệu quả của việc làm mới hình ảnh sản phẩm, nhưng ví dụ trong thống kê này đã chỉ ra rằng bạn chỉ cần thay đổi kích thước hình ảnh cũng có thể tăng cơ hội bán được hàng lên 9,46%!
Cho dù bạn đang nhắm tới mục tiêu trong năm mới là giảm tỷ lệ rời bỏ website (bounce rate) hay tăng thời gian và số trang khách hàng viếng thăm website của bạn thì việc có hình ảnh mô tả sản phẩm hấp dẫn luôn là giải pháp mà bạn cần phải đặt lên hàng đầu.
Bên cạnh làm mới hình ảnh sản phẩm, bạn cũng nên tính tới 2 việc đi kèm sau:
- Tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm để sản phẩm đó có thể dễ dàng được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm, dễ dàng chia sẻ trên các mạng xã hội. Tôi sẽ đề cập với bạn thủ thuật này trong 1 bài viết khác.
- Nếu có thể, hãy đưa thêm cả những đoạn video mô tả về sản phẩm đi kèm trong phần giới thiệu, để khách hàng nhìn thấy rõ sản phẩm của bạn hơn. Bạn hãy thử quan sát cách mà site Giaytot.com làm trong việc đưa hình ảnh, video về sản phẩm như hình dưới đây:
Ảnh mô tả sản phẩm của Giaytot.com…
…đi kèm video giới thiệu về sản phẩm.
Website này còn thể hiện sản phẩm tới từng chi tiết cấu thành.
Hình ảnh sản phẩm trong 1 bô sưu tập (collection) cũng là cách sáng tạo trong mô tả.
2. Phân nhóm danh sách gửi mail tới khách hàng
Theo quan sát của tôi, phần lớn các website thương mại điện tử hiện nay thường có thói quen gửi cùng 1 email quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm tới tất cả các khách hàng mà họ có. Nếu bạn bình tĩnh ngồi ngẫm lại thì bạn sẽ thấy cách làm này mang lại hiệu quả chả hơn gì cách gửi thư quảng cáo qua đường bưu điện truyền thống.
Bạn cứ thử hình dung, nếu bạn là đàn ông nhưng suốt ngày nhận được email giới thiệu về những sản phẩm chăm sóc da dành cho phái đẹp, bạn đang ở Hà Nội nhưng mở hòm thư ra là tràn ngập những quảng cáo chỉ bán sản phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc tệ hơn nữa, khi bạn nhận được email quảng cáo mà bạn chẳng thể nhớ nổi là mình đăng ký nhận nó từ lúc nào. Nhận được email như vậy thì bạn có thấy khó chịu không?
Chính vì vậy, việc phân loại đối tượng nhận email trước khi gửi là việc bạn nên làm. Mỗi nhóm khách hàng như vậy lại cần một chiến dịch email khác biệt. Việc phân loại có thể dựa trên đặc tính của khách hàng, sở thích, thói quen mua sắm, giới tính, độ tuổi, địa điểm, v.v… Tất nhiên bạn cũng cần đặt nhóm phân loại trong mối liên hệ với tính chất của hàng hóa hoặc dịch vụ mà bạn bày bán.
Bản thân người viết bài từng có lần thắc mắc với CEO của Memua.vn vì thỉnh thoảng lại không nhận được bản tin điện tử của website này và nhận được câu trả lời: website phân loại người nhận bản tin theo giới tính, nên có thể những khách hàng là nam giới đã không nhận được bản tin.
3. Xác định rõ điểm khác biệt
Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải trả lời bằng được câu hỏi muôn thuở trong kinh doanh: Bạn là ai trên thị trường cạnh tranh này? Câu “biết rồi khổ lắm nói mãi” này nghe chừng có vẻ nhàm tai nhưng thực tế cho thấy vô số mô hình thương mại điện tử đã không chỉ ra rõ ràng điểm khác biệt của mình là gì.
Tôi từng gặp rất nhiều bạn trẻ đã cực kỳ phấn khích với ý tưởng khởi nghiệp của mình, nhưng chỉ vài ngày sau đó họ nhận ra rằng tập khách hàng tiềm năng của họ có thể chọn hàng tá nếu không muốn nói là hàng trăm địa chỉ online khác thay vì chọn họ. Họ loay hoay trong việc định vị bản thân.
Ngay kể cả những doanh nghiệp kinh doanh được một thời gian dài, bỗng một ngày đẹp trời họ cũng quên khuấy đi mất sự cần thiết phải tìm điểm khác biệt của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác, cho dù bạn vừa mới trong trứng nước hay đã là lão làng thì vẫn phải xác định rõ điểm khác biệt của mình là gì, một cách thường xuyên và đừng quên việc này. Trong Marketing, hoạt động này được gọi là: xác định “lợi điểm bán hàng độc nhất” (Unique Selling Proposition – USP).
Lợi thế bán hàng duy nhất sẽ giúp thương hiệu nổi bật trong đám đông những thương hiệu khác. Xác định được “lợi thế bán hàng độc nhất” là một trong những điểm căn bản nhất để tạo dựng thương hiệu hay tiếp thị một sản phẩm. Mỗi khi bạn xem một quảng cáo hay một thông tin về sản phẩm mới, có lẽ câu hỏi đầu tiên bạn nghĩ đến là “liệu sản phẩm này có gì khác biệt?”, điểm khác biệt chính là USP của một sản phẩm. Nếu một sản phẩm không có điểm khác biệt USP hoặc không được truyền thông hiệu quả thì sẽ trở thành sản phẩm “me too” và khả năng thành công trên thị trường sẽ thấp hơn nhiều.
4. Tối ưu hóa giao dịch trên từng email
Thật khó để bạn tìm thấy một mô hình thương mại điện tử thành công trên thị trường hiện nay mà lại không sử dụng tới email marketing (tiếp thị qua thư điện tử). Nói như vậy để bạn thấy rõ tầm quan trọng của email marketing đối với website bán hàng trực tuyến là không phải bàn cãi.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, hầu hết các website thương mại điện tử khi mới chập chững bước vào môi trường trực tuyến thường hay chỉ coi email marketing như một công cụ để gửi đi các bản tin điện tử (đưa “content” tới khách hàng) hoặc là thứ giúp bạn trao cho khách hàng mã khuyến mại khi mua hàng (coupon code).
Nhưng thực tiễn kinh doanh cho thấy mỗi một bức thư điện tử mà bạn gửi tới khách hàng (cho dù là khách hàng tiềm năng hay thân thiết) đều có thể trở thành một công cụ bán hàng mạnh mẽ hoặc ít nhất cũng có thể tạo ra một giá trị nào đó chứ không chỉ dừng lại ở một phương thức truyền nhận thông tin đơn thuần.
Trong quá trình giao tiếp với 1 khách hàng nhất định, hệ thống thương mại điện tử của bạn có thể gửi tới khách hàng rất nhiều loại email khác nhau: email thông báo khởi tạo tài khoản thành công, email nhắm tới khách hàng từ chối hoàn tất giỏ hàng trực tuyến, email xác nhận đơn hàng, bản tin định kỳ, v.v… Bạn cần tìm cách tận dụng tất cả các loại email gửi tới khách hàng và biến chúng trở thành công cụ bán hàng cho bạn.
Bạn hãy nhìn vào 2 ví dụ minh họa sau để thấy rõ cách làm tối ưu:
- Ví dụ thứ nhất là email của hệ thống bán tạp chí phiên bản điện tử Greelane.com gửi cho khách hàng thông báo mua tạp chí thành công. Tuy nhiên, website chưa biết cách khai thác và tận dụng triệt để email này để cung cấp những thông tin hữu ích khác cho khách hàng.
- Ví dụ thứ hai là email marketing của website bán sách trực tuyến Tiki.vn. Đây là email thông báo việc khởi tạo tài khoản thành công trên hệ thống. Ngoài việc thông báo tài khoản cho khách hàng, email còn cung cấp thông tin về những sản phẩm đang bày bán trên Tiki để khách hàng tiện theo dõi.
Những không gian “call-to-action” được Tiki.vn khai thác triệt để nhằm tăng cơ hội bán hàng từ email.
5. Sử dụng mạng xã hội để tăng tính tương tác
Tôi tin chắc rằng năm 2013 vừa qua bạn đã chứng kiến trào lưu sử dụng mạng xã hội ở trên thế giới cũng như tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ tới nhường nào. Thậm chí, những mạng xã hội khổng lồ như Facebook còn được coi như một sàn giao dịch thương mại điện tử không thể thiếu đối với một bộ phận không nhỏ thương nhân.
Nhưng trong năm 2014 này tại sao tôi vẫn đề cập với bạn việc sử dụng mạng xã hội làm gì? Lời khuyên này có thừa thãi không?
Tôi có thể khẳng định ngay với bạn, lời khuyên này không hề thừa thãi. Thời gian qua, các website thương mại điện tử thường chú trọng coi mạng xã hội như một công cụ bán hàng và marketing trực tiếp. Hay nói cách khác chúng ta mới chỉ chăm chăm vào việc tận dụng mạng xã hội như một kênh phân phối. Tất nhiên, điều này không có gì là sai nhưng nếu bạn chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ và chưa tối ưu.
Bạn cần coi mạng xã hội như là một công cụ tương tác (engagement) để nhắm tới mục tiêu phát triển bền vững, gián tiếp mang lại doanh thu. Thế nào là công cụ tương tác? Tức là bạn cần sử dụng mạng xã hội để có thể gián tiếp nói về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.
Bạn cần tìm cách vây xung quanh sản phẩm của mình những thông tin hữu ích, sâu sắc, những thông tin có liên quan, từ đó gián tiếp đẩy khách hàng tiềm năng tới với bạn, dùng thử sản phẩm của bạn, làm cho khách hàng tự nguyện giới thiệu bạn với người khác.
Có rất nhiều mạng xã hội khác nhau để bạn sử dụng nhằm tăng tính tương tác như Facebook, Twitter, Linkhay, Pinterest, Instagram, Foursquare, Google Plus … và ngay kể cả lính mới tò te như Vine. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc tập trung vào những mạng xã hội mà bạn cảm thấy có lợi thế nhất với sản phẩm của bạn hoặc với khách hàng mục tiêu của bạn.
6. Khai thác các công cụ phân tích thống kê
Một trong những lợi thế của bán hàng trực tuyến so với bán hàng truyền thống là bạn có thể khai thác được rất nhiều thông tin hữu ích mang tính chất định lượng kể từ khi bắt đầu kinh doanh. Lúc này bạn phải nghĩ ngay tới những công cụ giúp bạn phân tích và đánh giá thực trạng cũng như hiệu quả kinh doanh như Google Analytics.
Ngoài công cụ thống kê về mặt dữ liệu – số liệu, bạn cũng nên tìm hiểu tới thuật ngữ và công cụ thực hiện A/B Testing. Đây là một phương pháp thử khoa học giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu cho mô hình kinh doanh của mình.
Nếu trong năm 2014 bạn còn chưa biết khai thác những công cụ phân tích thống kê này thì có thể ví von là bạn “điếc không sợ súng”.
7. Thiết kế đáp ứng cho mọi thiết bị truy cập khác nhau
Vào năm 2007, khi lần đầu tiên Apple giới thiệu chiếc điện thoại thông minh iPhone, một trong những tính năng hấp dẫn nhất của chú dế này chính là khả năng xem được giao diện đầy đủ của 1 website mà trước đó ta chỉ có thể thấy trên các trình duyệt của máy tính cá nhân (PC). Tuy nhiên, sau 7 năm không còn ai nhắc đến tính năng này nữa, mà ngược trở lại, giờ trào lưu được nhắc đến nhiều nhất là thiết kế có tính đáp ứng cao (Responsive design). Hay nói cách khác, website của bạn cần có khả năng tương thích với thiết bị truy cập internet khác nhau (PC, smartphone, tablet…).
Bạn cứ quan sát thị trường Mỹ là thấy rõ nhất. Theo thống kê của RapidMarketplace, 60% người dùng tại đây sử dụng điện thoại smartphone và gần 41% trong số đó là mua sắm thông qua những thiết bị di động. Website không đáp ứng tốt trên các thiết bị di động đồng nghĩa với việc mất doanh thu, đấy là còn chưa kể tới bạn sẽ suốt ngày phải nghe than phiền của khách hàng vì họ cảm thấy khó chịu khi di chuyển trên website của bạn. Chính vì vậy, việc có website thân thiện với các thiết bị di động là một đòi hỏi thiết yếu.
Hy vọng rằng, với 7 gợi ý kể trên sẽ giúp bạn tự tin hơn trên bước đường chinh phục môi trường kinh doanh trực tuyến trong năm 2014. Bạn không nhất thiết phải thực hiện tất cả 7 gợi ý trên, hãy chọn cho mình những cách thức mà bạn cảm thấy phù hợp nhất.
Chúc bạn một năm mới thành công hơn nữa với thương mại điện tử!
7 thay đổi giúp bạn bán hàng thành công năm 2014 |
Năm mới Giáp Ngọ 2014 đã tới, một năm hứa hẹn nhiều cơ hội cũng như thử thách đối với các mô hình thương mại điện tử tại Việt Nam. Để giúp bạn tự tin hơn khi kinh doanh online, Zopim xin chia sẻ cùng bạn 7 điểm nếu có điều kiện thay đổi thì bạn nên thay đổi trong năm mới 2014 này để công việc kinh doanh của bạn gặt hái nhiều thành công hơn
Như bạn biết đấy, mỗi chúng ta đều có vô vàn các mục tiêu, mong ước và dự định cần làm cho một năm mới. Nếu không khéo léo, đôi khi chúng ta sẽ bị “chết chìm” trong các kế hoạch cá nhân, nào là giảm cân, đi du lịch, phát triển các mối hệ xã hội, mua nhà, sắm xe, học nấu ăn, tham gia 1 khóa học, bỏ thuốc lá, v.v…. Bỗng chốc, tất cả những dự định cá nhân đó đã “đè bẹp” và choán hết mong muốn cải thiện hoạt động kinh doanh trực tuyến của bạn.
Hoặc giả sử bạn vừa trải qua 1 năm 2013 kinh doanh bết bát (giả sử thôi nhé!), mong ước lớn nhất của bạn giờ đây là tìm ra những cách nhằm cải thiện công việc kinh doanh. Bạn đang vò đầu bứt tai tìm cách để có thể bán được hàng trên website của mình?
Bạn có bị rơi vào tình trạng đó không?
Nếu câu trả lời là có, tôi muốn bạn hãy dừng lại ít phút và cùng tôi nhìn lại những việc nên tập trung giải quyết để có thể giúp bạn cải thiện được hoạt động kinh doanh online.
1. Làm mới hình ảnh sản phẩm
Rất nhiều bài viết trên Blog mà chúng tôi gửi tới bạn đều nhấn mạnh yếu tố hình ảnh sản phẩm quan trọng đến nhường nào tới việc ra quyết định mua hàng của khách hàng. Chính vì vậy, bạn đừng quên đầu tư cho khâu tối quan trọng này.Có thể bạn đã đầu tư một bộ ảnh hoành tráng mô tả sản phẩm và dự định dùng hết năm này qua năm khác. Tuy nhiên lời khuyên chân thành của tôi là bạn nên tìm cách làm mới hình ảnh sản phẩm.
Có nhiều cách để làm mới hình ảnh sản phẩm: thay đổi góc chụp hình, thay đổi kích cỡ của ảnh, thay đổi ánh sáng, đặt sản phẩm trong các phông nền hoặc khung cảnh khác nhau, thay đổi màu sắc của sản phẩm, chụp ảnh sản phẩm trong quá trình tiêu dùng hoặc sử dụng, tạo 1 series ảnh sản phẩm, v.v… Nói tóm lại là có rất nhiều cách khác nhau, vấn đề là bạn cần tập trung suy nghĩ và sáng tạo theo cách riêng của mình.
7 thay đổi giúp bạn bán hàng thành công năm 2014 |
Nhiều người không tin vào hiệu quả của việc làm mới hình ảnh sản phẩm, nhưng ví dụ trong thống kê này đã chỉ ra rằng bạn chỉ cần thay đổi kích thước hình ảnh cũng có thể tăng cơ hội bán được hàng lên 9,46%!
Cho dù bạn đang nhắm tới mục tiêu trong năm mới là giảm tỷ lệ rời bỏ website (bounce rate) hay tăng thời gian và số trang khách hàng viếng thăm website của bạn thì việc có hình ảnh mô tả sản phẩm hấp dẫn luôn là giải pháp mà bạn cần phải đặt lên hàng đầu.
Bên cạnh làm mới hình ảnh sản phẩm, bạn cũng nên tính tới 2 việc đi kèm sau:
- Tối ưu hóa hình ảnh sản phẩm để sản phẩm đó có thể dễ dàng được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm, dễ dàng chia sẻ trên các mạng xã hội. Tôi sẽ đề cập với bạn thủ thuật này trong 1 bài viết khác.
- Nếu có thể, hãy đưa thêm cả những đoạn video mô tả về sản phẩm đi kèm trong phần giới thiệu, để khách hàng nhìn thấy rõ sản phẩm của bạn hơn. Bạn hãy thử quan sát cách mà site Giaytot.com làm trong việc đưa hình ảnh, video về sản phẩm như hình dưới đây:
Ảnh mô tả sản phẩm của Giaytot.com…
…đi kèm video giới thiệu về sản phẩm.
Website này còn thể hiện sản phẩm tới từng chi tiết cấu thành.
Hình ảnh sản phẩm trong 1 bô sưu tập (collection) cũng là cách sáng tạo trong mô tả.
2. Phân nhóm danh sách gửi mail tới khách hàng
Theo quan sát của tôi, phần lớn các website thương mại điện tử hiện nay thường có thói quen gửi cùng 1 email quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm tới tất cả các khách hàng mà họ có. Nếu bạn bình tĩnh ngồi ngẫm lại thì bạn sẽ thấy cách làm này mang lại hiệu quả chả hơn gì cách gửi thư quảng cáo qua đường bưu điện truyền thống.
Bạn cứ thử hình dung, nếu bạn là đàn ông nhưng suốt ngày nhận được email giới thiệu về những sản phẩm chăm sóc da dành cho phái đẹp, bạn đang ở Hà Nội nhưng mở hòm thư ra là tràn ngập những quảng cáo chỉ bán sản phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hoặc tệ hơn nữa, khi bạn nhận được email quảng cáo mà bạn chẳng thể nhớ nổi là mình đăng ký nhận nó từ lúc nào. Nhận được email như vậy thì bạn có thấy khó chịu không?
Chính vì vậy, việc phân loại đối tượng nhận email trước khi gửi là việc bạn nên làm. Mỗi nhóm khách hàng như vậy lại cần một chiến dịch email khác biệt. Việc phân loại có thể dựa trên đặc tính của khách hàng, sở thích, thói quen mua sắm, giới tính, độ tuổi, địa điểm, v.v… Tất nhiên bạn cũng cần đặt nhóm phân loại trong mối liên hệ với tính chất của hàng hóa hoặc dịch vụ mà bạn bày bán.
Bản thân người viết bài từng có lần thắc mắc với CEO của Memua.vn vì thỉnh thoảng lại không nhận được bản tin điện tử của website này và nhận được câu trả lời: website phân loại người nhận bản tin theo giới tính, nên có thể những khách hàng là nam giới đã không nhận được bản tin.
3. Xác định rõ điểm khác biệt
Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải trả lời bằng được câu hỏi muôn thuở trong kinh doanh: Bạn là ai trên thị trường cạnh tranh này? Câu “biết rồi khổ lắm nói mãi” này nghe chừng có vẻ nhàm tai nhưng thực tế cho thấy vô số mô hình thương mại điện tử đã không chỉ ra rõ ràng điểm khác biệt của mình là gì.
Tôi từng gặp rất nhiều bạn trẻ đã cực kỳ phấn khích với ý tưởng khởi nghiệp của mình, nhưng chỉ vài ngày sau đó họ nhận ra rằng tập khách hàng tiềm năng của họ có thể chọn hàng tá nếu không muốn nói là hàng trăm địa chỉ online khác thay vì chọn họ. Họ loay hoay trong việc định vị bản thân.
Ngay kể cả những doanh nghiệp kinh doanh được một thời gian dài, bỗng một ngày đẹp trời họ cũng quên khuấy đi mất sự cần thiết phải tìm điểm khác biệt của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Hay nói cách khác, cho dù bạn vừa mới trong trứng nước hay đã là lão làng thì vẫn phải xác định rõ điểm khác biệt của mình là gì, một cách thường xuyên và đừng quên việc này. Trong Marketing, hoạt động này được gọi là: xác định “lợi điểm bán hàng độc nhất” (Unique Selling Proposition – USP).
Lợi thế bán hàng duy nhất sẽ giúp thương hiệu nổi bật trong đám đông những thương hiệu khác. Xác định được “lợi thế bán hàng độc nhất” là một trong những điểm căn bản nhất để tạo dựng thương hiệu hay tiếp thị một sản phẩm. Mỗi khi bạn xem một quảng cáo hay một thông tin về sản phẩm mới, có lẽ câu hỏi đầu tiên bạn nghĩ đến là “liệu sản phẩm này có gì khác biệt?”, điểm khác biệt chính là USP của một sản phẩm. Nếu một sản phẩm không có điểm khác biệt USP hoặc không được truyền thông hiệu quả thì sẽ trở thành sản phẩm “me too” và khả năng thành công trên thị trường sẽ thấp hơn nhiều.
4. Tối ưu hóa giao dịch trên từng email
Thật khó để bạn tìm thấy một mô hình thương mại điện tử thành công trên thị trường hiện nay mà lại không sử dụng tới email marketing (tiếp thị qua thư điện tử). Nói như vậy để bạn thấy rõ tầm quan trọng của email marketing đối với website bán hàng trực tuyến là không phải bàn cãi.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, hầu hết các website thương mại điện tử khi mới chập chững bước vào môi trường trực tuyến thường hay chỉ coi email marketing như một công cụ để gửi đi các bản tin điện tử (đưa “content” tới khách hàng) hoặc là thứ giúp bạn trao cho khách hàng mã khuyến mại khi mua hàng (coupon code).
Nhưng thực tiễn kinh doanh cho thấy mỗi một bức thư điện tử mà bạn gửi tới khách hàng (cho dù là khách hàng tiềm năng hay thân thiết) đều có thể trở thành một công cụ bán hàng mạnh mẽ hoặc ít nhất cũng có thể tạo ra một giá trị nào đó chứ không chỉ dừng lại ở một phương thức truyền nhận thông tin đơn thuần.
Trong quá trình giao tiếp với 1 khách hàng nhất định, hệ thống thương mại điện tử của bạn có thể gửi tới khách hàng rất nhiều loại email khác nhau: email thông báo khởi tạo tài khoản thành công, email nhắm tới khách hàng từ chối hoàn tất giỏ hàng trực tuyến, email xác nhận đơn hàng, bản tin định kỳ, v.v… Bạn cần tìm cách tận dụng tất cả các loại email gửi tới khách hàng và biến chúng trở thành công cụ bán hàng cho bạn.
Bạn hãy nhìn vào 2 ví dụ minh họa sau để thấy rõ cách làm tối ưu:
- Ví dụ thứ nhất là email của hệ thống bán tạp chí phiên bản điện tử Greelane.com gửi cho khách hàng thông báo mua tạp chí thành công. Tuy nhiên, website chưa biết cách khai thác và tận dụng triệt để email này để cung cấp những thông tin hữu ích khác cho khách hàng.
- Ví dụ thứ hai là email marketing của website bán sách trực tuyến Tiki.vn. Đây là email thông báo việc khởi tạo tài khoản thành công trên hệ thống. Ngoài việc thông báo tài khoản cho khách hàng, email còn cung cấp thông tin về những sản phẩm đang bày bán trên Tiki để khách hàng tiện theo dõi.
Những không gian “call-to-action” được Tiki.vn khai thác triệt để nhằm tăng cơ hội bán hàng từ email.
5. Sử dụng mạng xã hội để tăng tính tương tác
Tôi tin chắc rằng năm 2013 vừa qua bạn đã chứng kiến trào lưu sử dụng mạng xã hội ở trên thế giới cũng như tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ tới nhường nào. Thậm chí, những mạng xã hội khổng lồ như Facebook còn được coi như một sàn giao dịch thương mại điện tử không thể thiếu đối với một bộ phận không nhỏ thương nhân.
Nhưng trong năm 2014 này tại sao tôi vẫn đề cập với bạn việc sử dụng mạng xã hội làm gì? Lời khuyên này có thừa thãi không?
Tôi có thể khẳng định ngay với bạn, lời khuyên này không hề thừa thãi. Thời gian qua, các website thương mại điện tử thường chú trọng coi mạng xã hội như một công cụ bán hàng và marketing trực tiếp. Hay nói cách khác chúng ta mới chỉ chăm chăm vào việc tận dụng mạng xã hội như một kênh phân phối. Tất nhiên, điều này không có gì là sai nhưng nếu bạn chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ và chưa tối ưu.
Bạn cần coi mạng xã hội như là một công cụ tương tác (engagement) để nhắm tới mục tiêu phát triển bền vững, gián tiếp mang lại doanh thu. Thế nào là công cụ tương tác? Tức là bạn cần sử dụng mạng xã hội để có thể gián tiếp nói về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.
Bạn cần tìm cách vây xung quanh sản phẩm của mình những thông tin hữu ích, sâu sắc, những thông tin có liên quan, từ đó gián tiếp đẩy khách hàng tiềm năng tới với bạn, dùng thử sản phẩm của bạn, làm cho khách hàng tự nguyện giới thiệu bạn với người khác.
Có rất nhiều mạng xã hội khác nhau để bạn sử dụng nhằm tăng tính tương tác như Facebook, Twitter, Linkhay, Pinterest, Instagram, Foursquare, Google Plus … và ngay kể cả lính mới tò te như Vine. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc tập trung vào những mạng xã hội mà bạn cảm thấy có lợi thế nhất với sản phẩm của bạn hoặc với khách hàng mục tiêu của bạn.
6. Khai thác các công cụ phân tích thống kê
Một trong những lợi thế của bán hàng trực tuyến so với bán hàng truyền thống là bạn có thể khai thác được rất nhiều thông tin hữu ích mang tính chất định lượng kể từ khi bắt đầu kinh doanh. Lúc này bạn phải nghĩ ngay tới những công cụ giúp bạn phân tích và đánh giá thực trạng cũng như hiệu quả kinh doanh như Google Analytics.
Ngoài công cụ thống kê về mặt dữ liệu – số liệu, bạn cũng nên tìm hiểu tới thuật ngữ và công cụ thực hiện A/B Testing. Đây là một phương pháp thử khoa học giúp bạn tìm ra giải pháp tối ưu cho mô hình kinh doanh của mình.
Nếu trong năm 2014 bạn còn chưa biết khai thác những công cụ phân tích thống kê này thì có thể ví von là bạn “điếc không sợ súng”.
7. Thiết kế đáp ứng cho mọi thiết bị truy cập khác nhau
Vào năm 2007, khi lần đầu tiên Apple giới thiệu chiếc điện thoại thông minh iPhone, một trong những tính năng hấp dẫn nhất của chú dế này chính là khả năng xem được giao diện đầy đủ của 1 website mà trước đó ta chỉ có thể thấy trên các trình duyệt của máy tính cá nhân (PC). Tuy nhiên, sau 7 năm không còn ai nhắc đến tính năng này nữa, mà ngược trở lại, giờ trào lưu được nhắc đến nhiều nhất là thiết kế có tính đáp ứng cao (Responsive design). Hay nói cách khác, website của bạn cần có khả năng tương thích với thiết bị truy cập internet khác nhau (PC, smartphone, tablet…).
Bạn cứ quan sát thị trường Mỹ là thấy rõ nhất. Theo thống kê của RapidMarketplace, 60% người dùng tại đây sử dụng điện thoại smartphone và gần 41% trong số đó là mua sắm thông qua những thiết bị di động. Website không đáp ứng tốt trên các thiết bị di động đồng nghĩa với việc mất doanh thu, đấy là còn chưa kể tới bạn sẽ suốt ngày phải nghe than phiền của khách hàng vì họ cảm thấy khó chịu khi di chuyển trên website của bạn. Chính vì vậy, việc có website thân thiện với các thiết bị di động là một đòi hỏi thiết yếu.
Hy vọng rằng, với 7 gợi ý kể trên sẽ giúp bạn tự tin hơn trên bước đường chinh phục môi trường kinh doanh trực tuyến trong năm 2014. Bạn không nhất thiết phải thực hiện tất cả 7 gợi ý trên, hãy chọn cho mình những cách thức mà bạn cảm thấy phù hợp nhất.
Chúc bạn một năm mới thành công hơn nữa với thương mại điện tử!
Nguồn:Kimi Nguyễn
Xem thêm các tin bổ ích tại: Tin blogger hay
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa